Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần XIX Mùa Thường Niên (Mt 18,21-19,1) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 18,21-19,1

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Gs 3, 1-11

Chúng ta biết qua lịch sử rằng việc vào đất Canaan là một cuộc chinh phục lâu dài và khó khăn bằng vũ lực. Như vậy tại sao cuốn sách này trong Kinh Thánh lại trình bày nó như một cuộc rước phụng vụ êm ả và lạ lùng qua sông Gio-đan sau Hòm Bia Giao ước?

Câu trả lời không nên làm cho chúng ta ngạc nhiên.

Khi ấy một cuốn sách trong một thư viện, hôm nay, người ta bắt nó thuộc văn loại nào, và người ta biết phân biệt một sách lịch sử với một cuốn tiểu thuyết hay một tường thuật loại hùng ca.

Nhà sách tác giả Giosuê đã viết hơn năm thế kỷ sau khi các biến cố xảy ra. Dĩ nhiên họ đã dùng các tài liệu và các truyền thống khẩu truyền. Nhưng trước hết họ tìm "giáo dục".

quần chúng hành hương đến các cung thánh thời danh ghi dấu cuộc chinh phục. Do đó người ta hiểu rằng các tường thuật hùng tráng này không ngần ngại xếp vào loại công trình “kỳ diệu” đây là một cách để nói rằng "Thiên Chúa ở với họ”. Vậy hãy coi những sách, này theo như điều chúng chứa đựng, và thay vì nhấn mạnh các chi tiết thần tiên tráng lệ, như thỉnh thoảng người ta đã làm quá trong một vài "thánh sử” cho trẻ em, hãy đọc những trang sách này, như những bài học tôn giáo. Chắc chắn được bao phủ bằng tính chất cụ thể.

Đàng khác trong Kinh Thánh bằng tiếng Hêbrơ, các sách này không được xếp vào loại các sách lịch sử, nhưng, như các sách tiên tri đầu tiên. Điều này có ý nói rằng ở đó giáo huấn về giáo thuyết hàng đầu trước sự chính xác rõ ràng.

Chúa phán cùng Giousê rằng: "Hôm nay Ta sẽ bắt đầu tôn ngươi lên trước toàn thể Israel, để chúng biết rằng Ta đã ở với Môsê, thì cũng sẽ ở với ngươi như vậy.

Chúng ta quánghiêng về khuynh hướng xóa bỏ Thiên Chúa khỏi các viễn tượng của chúng ta. Hiển nhiên là Thiên Chúa không hành động một cách thường xuyên và trực tiếp trong các biến cố: Người cho nguyên nhân đệ nhất hành động qua các nguyên nhân đệ nhị... Người là Đấng linh hoạt từ nội tâm những người lãnh trách nhiệm của họ.

Nhưng Thiên Chúa ở đó! Kinh Thánh sách tôn giáo, mời gọi chúng ta tin, quả quyết với chúng ta rằng Thiên Chúa ở với Giosuê, như Người đã ở với Môsê.

Ước gì mạc khải này giúp chúng ta sống bằng cùng một sự hiện diện này!

Hãy tiến lại đây mà nghe lời Chúa là Thiên Chúa các ngươi: Đó là hòm Giao ước của Thiên Chúa, chủ tế địa cầu, sẽ dẫn các ngươi qua sông Gio-đan. Khi các thầy tư tế vừa đặt chân trong nước Gio-đan thì nước phía trên lại thành một khối…

Tác giả muốn chứng minh rằng đây là một loại tái bản cuộc vượt qua Biển Đỏ. Đây là sự bảo đảm rằng “cuộc giải phóng Phục sinh" luôn thời sự và có thể tái diễn.

Chúa Giêsu sẽ muốn được dìm trong cũng dòng sông Gio-đan này. Và phép rửa tội của chúng ta là một sự tái bản của cùng một mầu nhiệm: nước là dấu chỉ của cuộc vượt qua của chúng ta vào Nước Chúa. Đó không phải là một hiện tượng khác thường theo nghĩa. "kỳ diệu”. Nhưng nó vẫn không kém phần diệu kỳ; một sự can thiệp nhưng không của Thiên Chúa.

Điều đó phải làcuộc suy gẫm chúng ta Hôm Nay.

Thánh Phaolô sẽ lặp lại trong thư giử người Rôma (3,21-24) rằng con người không tự cứu mình được. Chính Chúa cứu họ. Lạy Chúa xin cảm tạ vì đã ở với chúng con.

Trong khi toàn thể Israel sang sông ráo (chân) mãi cho đến khi tất cả dân nước đều sang (sông) Gio-đan xong xuôi.

Tên Giosuê có nghĩa là "Chúa cứu”. Đây cũng là một âm hưởng như tên Chúa Giêsu.

Như thế, chúng ta đi vào Đất Hứa, sự sống đời đời, theo chân Chúa cứu thế, và việc dựng cảnh dường như phụng vụ, của cuộc vượt qua này, còn nhấn mạnh rằng đối với chúng ta các nghi thức là một phương thế để sống lại những mầu nhiệm này, hay là sống chứng từ trước.

Bài đọc II: Ed 12,1-12

Chúng ta không ngạc nhiên về sự rời rạc của cuốn sách phức tạp mà chúng ta đang suy niệm. Có nhiều chương đặt không đúng chỗ, đến nỗi có những bản văn liên hệ đến cuộc lưu đày chen lẫn với bản văn khác, nhưng thực tế các sự việc đó đã xảy ra từ lâu trước.

Trang sách đọc hôm nay là một thứ kịch câm. Vị ngôn sứ, theo lệnh Thiên Chúa, cố gắng làm cho dân cư Giêrusalem hiểu rằng một ngày kia họ sẽ bỏ nơi ẩn núp mà đào tẩu.

Sấm của Giavê đến với tôi rằng: "Con người hỡi, người ở giữa một dòng giống phản nghịch, chúng có mắt để thấy mà không thấy, có tai để nghe mà không nghe.

Đức Giêsu cũng sẽ dùng những lời lẽ tương tự để lên án sự mù quáng của các người đương thời với Người (Mt 4,12).

Sau khi chữa lành người mù từ lúc mới sinh, người lưu ý rằng những người Biệt phái trong mình thấy rõ, nhưng thực sự họ là những người mù thiêng liêng (Ga 9,40). " Nhưng người Pharisêu đang ở đó với Đức Giêsu lên tiếng: thế ra cả chúng ta cũng đui mù hay sao? Đức Giêsu bảo họ: Nếu các ông mù thì các ông đã chẳng có tội, những vì các ông nói: chúng tôi nhìn thấy... nên tội các ông vẫn còn đó”.

Lạy Chúa, xin cứu chúng ta khỏi cảnh mù tối tệ hại này, mù mà không biết mình mù. Nếu con không thấy rõ, lạy Chúa, xin ban ơn cho con biết điều đó.

Tục ngữ bình dân nói: Không có người điếc nào tệ hơn là người không muốn nghe… điều đó xảy đến cho tất cả chúng con ngày nay hay ngày khác.

“Mắt anh mà tốt thì toàn thân anh cũng sáng sủa” (Lc 11,34).

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con được ơn sáng suốt.

Về phần ngươi, con người hỡi, hãy sửa soạn hành trang lưu đày ra đi giữa ban ngày trước mắt chúng... Có lẽ chúng sẽ hiểu được chúng là giống nòi phản ngụy.

Có lẽ chúng sẽ hiểu được.

Thiên Chúa cầu mong như thế.

Thiên Chúa không bao giờ muốn phạt chúng-ta, Người ước mong chúng ta "hiểu được" sớm để tránh những hậu quả của các hành vi chúng ta.

Vì thế, vị vua cúối cùng của Giêrusalem, Sédécias, sẽ thoát khỏi tay kẻ thù bằng cách chạy trốn qua một lỗ hổng của bức tường thành vào lúc chiều tối.

Trước mắt chúng, ngươi hãy khoét một lỗ nơi bức tường và chui ra đó. Chúng sẽ hỏi "ông làm gì thế? Người sẽ trả lời chúng: "Đức Giavê phán thế này sấm ngôn này chỉ về Giêrusalem và dân của nó…Tôi là triệu báo cho các ông... Điều tôi đã làm là điều sẽ xảy ra cho các ông. Các ông sẽ bị phát lưu, đi đầy…”

Xa quê nhà, sống trong bất ổn, phải thích nghi với các tập tục mới lạ.

Trước hết tôi có thể cầu nguyện cho tất cả những người mà "Hôm Nay vẫn -là di dân, khách ngoại kiều, những người bạt xứ. Và nếu có đủ khả năng hãy giúp đỡ các gia đình cần giúp đỡ để họ thích nghi dần dần với cuộc sống hoàn toàn khác lạ với cuộc sống thân quen nơi xứ sở của họ…

Cuộc lưu đày.

Một cách nghịch thường, nhờ lịch sử mà chúng ta biết được rằng thời lập quốc Israel là thời kỳ tốt đẹp nhất: dân tộc này bị bắt buộc phải từ bỏ ảo mộng quá phàm tục để trở thành một cộng đồng mới mẻ, được xây trên bậc thang giá trị không dựa trên trật tự chính trị mà là tôn giáo.

Đây là cơ hội để tôi suy nghĩ về ích lợi nhiệm mầu của các thử thách trong cuộc lưu đày, trong cảnh cô quạnh của tôi... tôi có gì cần phải thanh luyện? Phải chăng Thiên Chúa muốn cho tôi tiến bộ qua các hoàn cảnh đau thương này?

BÀI TIN MỪNG: Mt 18,21-19,1

Ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng…

Bắt đầu diễn từ về "đời sống cộng đoàn" này, toàn bộ các tông đồ cùng nêu một vấn đề với Đức Giêsu (xem Thứ Ba vừa qua). Giờ đây Phêrô đặt một câu hỏi. Đó là vấn đề tập đoàn tính: một đàng toàn bộ các Giám mục, đàng khác là Đức giáo hoàng như phát ngôn viên duy nhất của toàn thể Tin Mừng một cách kín đáo đã gợi lên hai cơ chế cốt yếu trên đây của Giáo hội.

Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần?

Phải chăng Phêrô chưa hiểu Thiên Chúa rất tốt lành, hay thương xót, sẳn sàng tha thứ không giới hạn có phải là điều rất khó hiểu không? Tại sao ta cứ giữ hoài những hình ảnh và Thiên Chúa gay gắt và cứng cỏi?

Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

Đó là con số biểu tượng: “Bảy" là con số hoàn hảo... tự mình nhân lên, nó biểu lộ sự vô biên.

Phêrô có cảm tưởng mình đi rất xa, khi tới bảy lần tha thứ! Nhưng đối với Đức Giêsu, không có mức độ nào cả. Phải tha thứ luôn luôn!

Ta thường quá vội tuyên bố: Ta đâu phải tha thứ cho ai, ta ở thân hữu với mọi người mà, yêu sách trên không ăn nhằm gì đến ta… Hay, còn tệ hơn nữa, ta tìm những lý do quan trọng đầy vụ lợi và tinh tế, hay có tính tập thể và ý thức hệ, để biện minh cho thái độ từ chối tha thứ của ta. Nhưng, một lần nữa, Tin Mừng đến đối chất với mỗi người chúng ta. Lạy Chúa, liệu con có can đảm nhìn vào đời sống con và đề ra những tên tuổi, những khuôn mặt cụ thể... về dụ ngôn mà con nghe chính Chúa tuyên bố.

Một ông vua kia muốn đòi bầy tôi thanh toán sổ sách...một món nợ mười ngàn nén vàng: Con người đáng thương không thể chạnh lòng thương, tha hết nợ cho y…

Đức Giêsu nói, Thiên Chúa như thế đó vô cùng nhân hậu, có thể tha thứ hết.

Trước hết, tôi dành thời gian chiêm ngưỡng sự cao thượng, lòng quảng đại không thể tưởng tượng được, thái độ từ chối của ông chủ trước quyền lợi của mình, sự tha thứ vô cùng rộng rãi.

Hôm nay, trên mặt địa cầu này, con người chồng chất những tội lỗi. Món nợ thẳm khốc sẽ lớn dần và “Thiên Chúa chạnh lòng xót thương", một lần nữa, lại sẽ "tha hết nợ nần". Lạy Chúa, xin cảm tạ Chúa.

Và trong dòng người tội lỗi, tôi nghĩ đến phận riêng tôi. Chính tôi luôn được tha thứ… Món nợ của cá nhân tôi đã được xóa bỏ. Và không có gì có thể làm cho Chúa chán ngán

món tiền kếch xù mà Đức Giêsu nêu lên không phải là một ngẫu nhiên, đó là sự thật. Điều mà không một chủ nợ nào trên đời có thể làm, thì chính Thiên Chúa lại làm.

Chính tên đầy tớ đó được tha không món nợ khổng lồ…lại ép buộc một bạn đồng liêu phải trả y một món nợ một trăm quan tiền.. Bấy giờ, tôn chủ bảo y: “Tên đầy tớ độc ác kia, Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi…tại sao ngươi lại không thể thương xót bạn ngươi?”

Đối với Đức Giêsu, bổn phận tha thứ lẫn nhau căn cứ vào sự kiện, chính chúng ta là những người được thừa hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ta thực sự tha thứ cho kẻ khác, cho tất cả những ai làm hại ta, khi ta ý thức chính mình cũng là một "kẻ được tha thứ”.

Do đó, một lần nữa, cần phải nhìn về phía Thiên Chúa, nếu ta muốn có khả năng giao hòa.

Ay vậy Cha Thầy cũng sẽ đối xử với anh em như thế nếu anh em không hết lòng tha thứ cho nhau.

"Xin tha nợ Chúng con như chúng con, cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

“Xin tha thứ những xúc phạm của chúng con, như chúng con cũng tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến chúng con”.

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được xót thương”.

Bề ngoài, xem như Thiên Chúa tỏ ra khắt khe và ra hình phạt nếu ta nhẫn tâm không chịu tha thứ.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Phải tha thứ cho nhau.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Trong việc sửa lỗi cho nhau liên hệ đến vấn đề tha thứ cho nhau. Vì thế, bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại lời Chúa Giê-su giải thích về tinh và lý do tha thứ cho nhau.

1. Tha thứ đến “bảy mươi lần bảy”: có nghĩa là tha thứ không giới hạn và không điều kiện nào.

Bởi vì lý do để tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi (biết hối hận), cũng chẳng ở nơi kẻ bị xúc phạm (quảng đại, nhân đức …) nhưng ở nơi tình thương của Chúa. Để dễ dàng tha thứ, chúng ta đừng chỉ vì mình, cũng không phải chỉ vì tha nhân, nhưng chỉ vì tình thương của Chúa: nhận biết Chúa yêu thương tôi, nên tôi cần phải tha thứ cho anh em để đáp trả tình yêu thương của Chúa, và để xứng đáng là con cái Thiên-Chúa.

2. Để diễn tả tình yêu thương của Chúa hầu khích lệ ta tha thứ cho nhau, Chúa Giê-su đã trình về dụ ngôn người đầy tớ mắc nợ không biết thương xót.

- Mỗi nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan tiền, tương đương với sáu ngàn ngày công, và mười ngàn nén bạc, trị giá khoảng một trăm ngàn lạng vàng.

- Qua dụ ngôn này, Chúa Giê-su có ý làm nổi bậc sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên-Chúa và sự vô lý của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác.

- Điều cần lưu ý là trong dụ ngôn này, lý do thúc đẩy ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên-Chúa đối với chúng ta, chứ không phải điều anh em biết mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm.

3. Qua dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót, chúng ta nhận thức rằng:

- Tội phạm đến Thiên-Chúa thì lớn lao vô cùng (một ngàn nén vàng) vì Thiên-Chúa là Đấng thánh thiện vô cùng; nhưng tội phạm đến tha nhân thì nhỏ mọn (một trăm đồng) vì tha nhân chỉ là thụ tạo, và vì so sánh tội phạm đến Thiên-Chúa thì chẳng đáng giá gì (một trăm sánh với mười ngàn nén vàng). Điều này nhắc nhủ chúng ta đừng xét đoán tội đến người khác, nhưng phải hối hận vì tội mình đã xúc phạm đến Thiên-Chúa.

- Tội chúng ta xúc phạm đến Thiên-Chúa dù có nặng đến đâu mà khi có lòng thống hối, thì Chúa cũng dũ tình tha thứ, Thiên-Chúa quả là đấng tốt lành vô cùng. Còn chúng ta, qua hình ảnh người đầy tớ không biết thương xót, là kẻ gian ác khi không biết thương xót để tha thứ cho anh em mình.

- Tội phạm đến Thiên-Chúa lớn lao vô cùng, chúng ta không có cách nào đền nổi, nhưng Chúa vẫn tha thứ. Vậy khi tha thứ cho anh em, chúng ta không nên đòi điều kiện nào, vì đó là cách tha thứ như Chúa đã tha thứ cho chính mình.

- Lời nguyện trong kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha nợ cho kẻ có nợ chúng con”: là động lực thúc đẩy cho chúng ta tha thứ cho anh em mình.

4. Trong Tin-Mừng, những liên lạc giữa người với người, đều được quan niệm như thể nối liền sự liên lạc giữa con người với Thiên-Chúa. Ở nơi khác, nhất là Tin-Mừng Thánh Mát-thêu, điều mà người ta làm riêng cho một anh em được kể như liên hệ đến cả cộng đoàn, nếu ai xúc phạm đến một anh em, người đó gây tổn thương cho cả một cộng đoàn. Như thế chúng ta nhận thấy sự quan trọng của tầm tha thứ. Tha thứ là thuốc giải độc trường kỳ đối với một điều xấu, tiếc thay cũng trường kỳ: điều xấu ấy là tội lỗi!

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.